Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

CÁCH ĐỂ SỐNG KHOẺ

Dạo gần đây, tôi bận học thêm nên cũng tính xin nghỉ dạy ở 1 vài nơi, sau khi nghỉ mới biết rằng có những lời đánh giá không đáng dành cho mình, và rằng thực sự mình có khả năng tiếp tục dạy hay không? Đôi khi tôi hay rủ học viên của mình đi uống nước tâm sự. Vì đối với tôi, việc dạy là việc nuôi dưỡng cả tâm hồn, họ không cảm thấy hứng thú với môn học, vậy làm sao học được tốt môn đó? Và liệu ép họ học một cách thông thường nhất như hàng trăm năm nay nghề giáo vẫn thường hay làm có quá đáng lắm không? Vậy mà cuối cùng tôi vẫn bị nhận xét tệ.
Kết quả hình ảnh cho teaching
việc dạy là việc nuôi dưỡng cả tâm hồn

Tôi từng cãi nhau to với ba chỉ vì vấn đề này. Tôi từng lớn lên trong sự đùm bọc của gia đình, ba mẹ luôn dành những điều tốt nhất cho mình, tuy không khá giả gì nhưng tôi đi học không bao giờ thiếu cái gì. Cuộc sống hồi bé của tôi cũng khá êm đềm, cũng phụ giúp gia đình nhưng kiểu như nhà không bao giờ để mình thiếu thốn. Lớn lên trở thành 1 người anh, có 1 đứa em kém mình 10 tuổi, những gì nó trải qua mình cũng từng trải qua, với một cảm nhận mới mẻ và khác. Nhiều lúc thấy nó giải quyết những việc khi xưa mình cũng làm, nó làm hay hơn mình, tốt hơn mình, cảm thấy vui, vì thực ra mình hồi xưa ko có ai chỉ bảo, còn bây giờ mình chỉ nó làm được, cảm thấy tự hào. Ngoại trừ việc mọi người bảo mình phải dạy nó làm sao!
Mình rất ghét khi người ta nói mình phải dạy em mình ra sao! Cả ba mẹ nhiều lúc cũng muốn mình dạy nó cho ra hồn theo kiểu là anh 2 phải làm gương cho em út noi theo. Đúng là vậy! Nhưng có vô số cách để làm gương, thậm chí chỉ có thằng em mình biết và nể mình cũng được nữa. Đâu cần phải show ra rằng ừ mình vầy mình kia để cho người ta nhận xét về tình hình dạy dỗ em của mình. Nếu vậy, những người nói mình chỉ biết nhìn vào bề ngoài để đánh giá tố chất của một người ư? Hay xã hội này nhìn chung trước giờ vậy? 


"Nhưng có vô số cách để làm gương, thậm chí chỉ có thằng em mình biết và nể mình cũng được nữa"

Từ khi tôi vô công ty làm, quả thực học được rất nhiều thứ. Từ việc ý tứ giữa những người trong phòng để giữ hoà khí, cho đến việc quy trình làm việc cần tuân theo những nguyên tắc tối cơ bản thế nào. Đã biết lên tiếng khi cảm thấy những việc chướng tai gai mắt, kể cả những việc trong nhà, nghĩ rằng: "Vậy ra trước giờ mọi thứ vẫn diễn ra như vậy sao? Tại sao nó không diễn ra theo hướng khác?" Nhận ra sau bao năm đi dạy, mấy thế hệ học sinh đã từng trải qua, mình cần điềm tĩnh hơn, vẫn làm gương để tụi nhỏ noi theo, nhưng ko nhất thiết là một tấm gương trong suốt phẳng lì nhé. Có những tấm gương lồi, lõm, méo mó hay cong veo, nhưng khi nhìn vào đó, tụi nhỏ thấy mình cao lớn hơn, mạnh mẽ hơn, chứ không phải vẫn là thằng nhóc 14-15 tuổi ở phía đối diện tấm gương.
Dù sao thì cuộc sống là như vậy. Trước đây tôi từng bị khiển trách bởi một hiệu trưởng trung tâm vì sau khoá học có gần nửa lớp thôi học hoặc chuyển qua trung tâm khác. Lúc đầu tôi băn khoăn, cũng nghĩ rằng uh thôi tụi nó học không được thì kiếm chỗ khác, hoặc do ba mẹ bắt chuyển đến trung tâm uy tín hơn cho chắc ăn. Nhưng sau đó lại nghe tin học sinh nói tôi dạy dở nên nghỉ. Rồi sau đó có gặp và nói chuyện với một bà chị, bả cũng nói là :"Khi em nghe nhiều ng cùng nói không hay về mình, lúc đó em phải xem lại mình". Tôi đã rất buồn, nghĩ rất nhiều rằng mình cống hiến hết sức, làm đủ thứ cho học viên để rồi nhận lại những lời đánh giá như vậy vì số lượng học viên không đáp ứng sao? Tôi là một người dạy thiên hướng phóng khoáng, những đứa mất căn bản sẽ khó theo. Còn những đứa đã học được sẽ càng khoái. Tôi biết đó là khuyết điểm của mình. Đã đi dạy là phải có khả năng vực dậy một người từ mất căn bản thành một người vững vàng kiến thức. Nhiều khi tôi quá chú tâm vào hoạt động thú vị của mình mà quên mất đi rèn giũa kỹ năng thông thường cho tụi nhỏ. Sau này tôi hiểu ra rằng: Mình không nên buồn vì những lời đó, đó vừa là con dao, vừa là lời động viên, tuỳ vào cách nghĩ của mỗi người mà thôi. Mình cảm nhận thiếu kỹ năng gì, thì tập trung hoàn thiện kỹ năng đó, buồn làm gì những lời nói bên ngoài. Kể cả bà chị nói tôi lần đó, chắc gì bả đã dạy hay? Nói thì lúc nào chả hay? Luôn nói người ta xem lại vậy mình đã xem lại khi làm đau người ta theo cách vô cùng kém khôn khéo chưa? Đó gọi là đạt được mục đích "được người khác công nhận tài năng" của mình, quên rằng nói làm sao để người ta tôn trọng mình và quý trọng, nể phục mình mới là điều hay. Lần thứ 2 cách đây vài ngày, đó là hôm trời mưa, trước buổi thi tuyển sinh vào lớp 10 của một trò. Tôi tính rủ nó đi uống nước để dặn dò, động viên vì nhà có mẹ và em gái, cứ đi qua đi lại như kiểu dòm ngó không thoải mái, và thêm nữa là để thay đổi không khí thường ngày. Vậy mà sau buổi đó, khi bước ra khỏi thang máy tôi nghe được những lời không hay từ vị phụ huynh đó, cho rằng họ bỏ tiền ra để thuê người đi huống cà phê. Tối đó tôi vừa đi vừa suy nghĩ rất nhiều, đến nỗi không hiểu sao về đến nhà và lên được giường lúc nào không hay. Tôi đã nhắn cho gia đình nọ xin nghỉ dạy và không nhận lương. Để họ hiểu rằng tôi đi dạy không phải vì tiền là chính. Và thực tế tôi đã theo và động viên thằng bé khá lâu, nhiều lần, bài vở cũng đã đến lúc gác lại, thậm chí không cần đến buổi học cuối cùng đó cũng đủ... sau lần đó tôi nghĩ rằng mình không tài nào làm hài lòng mọi người được, cách giáo dục của mình là có cơ sở và đạt được những thứ quý giá hơn TẤM GƯƠNG mà họ vẫn mong đợi ở con mình. Cụ thể thành quả dễ thấy nhất là em trai tôi. Kể cả ba mẹ vẫn nói những lời thất vọng khi thấy nó hay thức khuya, hoặc chơi game chẳng hạn, và luôn muốn uốn nó theo nề nếp gia giáo. Điều đó đúng, và trách nhiệm của bố mẹ là như vậy. Nhưng đối với một người anh, còn mật thiết hơn cả cha mẹ, có thể hiểu đc em mình nghĩ gì, tâm lý nó ra sao. Nó luôn được điểm số tốt, tốt hơn tôi hồi xưa nhiều, nó nhanh nhạy hơn bạn bè nó, đôi khi nó suy nghĩ những bài toán có vẻ chậm hơn, nhưng khả năng học hỏi và khắc chế khuyết điểm là rất tốt.
"nói làm sao để người ta tôn trọng mình và quý trọng, nể phục mình mới là điều hay"

Ba vẫn hay la :"nó chỉ có nghe mày thôi, sao không làm gương cho nó mà toàn đầu têu làm ba cái trò không đâu vậy?". Tôi mỗi lần nghe vậy lại nghĩ trong đầu :"Ba có hiểu tại sao nó lại chỉ nghe con thôi không? Tại vì tự nhiên như vậy hả? Hay con có chất gây nghiện?". Tôi vẫn thường nói với em tôi rằng: "cứ nghe và tiếp thu những cái phù hợp với bản thân, còn những thứ khác tự đào thải, vậy lại hay đấy". Thật khó hiểu khi sống theo cách của mình và nhận lại những thị phi! Vậy nên nhiều người hay nói : Muốn sống khoẻ thì lo làm tốt việc của mình và đừng quan tâm đến mọi người nghĩ gì về mình, chỉ những người thực sự yêu quý mình thì mới đắn đo suy nghĩ, vì họ xứng đáng nhận được điều đó từ mình! Và Bố mẹ luôn là trường hợp ngoại lệ! Vừa yêu, vừa ghét, vừa dễ thương, vừa khó chịu, vừa dễ hiểu, mà sao thật khó hiểu...

CHUẨN BỊ CHO PHẦN CỦA MÌNH

Niềm hân hoan trong ngày đầu năm 2024 của tuổi 30 khiến tôi muốn ngồi viết vài dòng. Thứ nhất hân hoan vì xung quanh bạn bè, anh em dần có g...